6 CÁCH GIẢM ĐAU BỤNG KINH ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ

Đau bụng kinh là triệu chứng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt khi đến kỳ kinh nguyệt. Hãy để Hometech giúp bạn chỉ ra cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhé. 

Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ở chị em phụ nữ

Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ở chị em phụ nữ có thể được chia thành hai loại chính là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát là loại đau bụng kinh phổ biến nhất, xảy ra ở khoảng 50-70% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát là do sự co thắt tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài. Khi tử cung co bóp mạnh, các mạch máu trong tử cung bị chèn ép, dẫn đến thiếu máu cục bộ và gây đau.

Đau bụng kinh được cho là do các hợp chất trong cơ thể gọi là prostaglandin gây ra
Đau bụng kinh được cho là do các hợp chất trong cơ thể gọi là prostaglandin gây ra

Thêm vào đó, trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ tạo ra một chất gọi là prostaglandin. Chất này làm cho tử cung co bóp mạnh hơn rất nhiều và dẫn đến sự gia tăng tần suất và mức độ của cơn đau bên trong cơ tử cung vào khoảng thời gian này.

Đau bụng kinh thứ phát là loại đau bụng kinh xảy ra do các bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,… Các bệnh lý này có thể gây ra viêm nhiễm, tổn thương tử cung hoặc các cơ quan khác trong vùng chậu, dẫn đến đau bụng kinh.

Những nguyên nhân dẫn đến máu kinh ra nhiều gây đau bụng
Những nguyên nhân dẫn đến máu kinh ra nhiều gây đau bụng

 

Ngoài ra, đau bụng kinh cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt vitamin và khoáng chất, căng thẳng, stress hay thay đổi lối sống,… Để xác định nguyên nhân gây đau bụng kinh chính xác, bạn nên đi khám bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán.

Các triệu chứng thường gặp khi đau bụng kinh

Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều phải đối mặt với cơn đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt của mình. Các triệu chứng thường gặp khi đau bụng kinh bao gồm: 

  • Đau bụng dưới: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của đau bụng kinh. Cơn đau thường âm ỉ, co thắt, có thể lan ra vùng lưng, đùi bên trong. Đối với những trường hợp nhẹ, cơn đau chỉ xuất hiện vài giờ ngay khi chu kỳ kinh bắt đầu, trong khi đó nếu nặng cơn đau sẽ kéo dài trong vài ngày và thường đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, ngất xỉu, tiêu chảy, đau đầu và có thể là sốt.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khoảng 10-20% phụ nữ bị đau bụng kinh có biểu hiện rối loạn giấc ngủ. Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ sẽ không ngủ được sâu, thậm chí là mất ngủ nguyên đêm.
  • Đau lưng và mỏi người: Đau lưng thường xảy ra ở vùng thắt lưng, có thể lan xuống mông hoặc đùi, bên cạnh đó, chị em luôn cảm thấy trong người mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Đau ngực: Đau ngực thường xảy ra ở vùng ngực, có thể kèm theo cảm giác căng tức, khó chịu.
  • Đau âm đạo: Đau âm đạo thường xảy ra ở vùng âm đạo, có thể kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

6 cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà 

Nếu cơn đau bụng kinh dữ dội, kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, nôn mửa,… bạn nên nghỉ ngơi và áp dụng một số phương pháp sau đây để giảm đau bụng kinh được tốt nhất. 

6.1 Uống trà gừng ấm 

Gừng là loại thảo dược có tính ấm đã được sử dụng làm nhiều bài thuốc dân gian theo phương pháp y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết, đặc biệt hơn gừng có khả năng ức chế sự sản xuất prostaglandin trong cơ thể. Chính vì công dụng này, uống một cốc trà gừng ấm có thể giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm và giảm sự co thắt của tử cung trong giai đoạn kinh nguyệt từ đó giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả.

Trà gừng làm giảm đau bụng kinh
Trà gừng làm giảm đau bụng kinh

6.2 Chườm ấm vùng bụng dưới

Chườm ấm là một trong những cách giảm đau bụng kinh hiệu quả không kém. Nhiệt độ ấm sẽ giúp làm giãn cơ bụng, giảm co thắt, từ đó giảm đau. Bạn có thể sử dụng chai nước nóng, túi chườm nóng hoặc miếng dán nhiệt để chườm lên vùng bụng dưới hoặc sử dụng túi chườm thảo mộc vừa giúp chườm ấm vừa mang lại hương thơm thư giãn, giúp cơn đau bụng kinh trải qua nhẹ nhàng hơn.

6.3 Massage bụng

Khi bạn gặp cơn đau bụng kinh, việc thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng, xoay tròn liên tục ở vùng bụng dưới có thể giúp giảm đau một cách đáng kể. Có thể kết hợp massage với tinh dầu để tăng thêm phần hiệu quả. Tuy nhiên khi đã đau bụng kinh và mệt mỏi bạn khó có thể thực hiện các động tác massage kể cả nhẹ nhàng. Bạn có thể nhờ những người thân giúp đỡ.

Massage đúng cách có thể làm dịu cơn đau bụng kinh
Massage đúng cách có thể làm dịu cơn đau bụng kinh

6.4 Dùng máy massage giảm đau bụng kinh 

Nếu không tự massage bằng tay hay không thể nhờ ai khác giúp đỡ, máy massage đau bụng kinh là một lựa chọn quá đỗi hoàn hảo. Đây cũng là cách làm giảm đau bụng kinh hiệu quả hiện nay được nhiều chị em lựa chọn. Việc chườm ấm và massage giảm đau bụng kinh đã được tích hợp trong chiếc máy massage giảm đau bụng kinh. Máy massage giảm đau bụng kinh được thiết kế rất nhỏ gọn, tiện lợi, đồng thời sử dụng công nghệ sưởi ấm bằng sợi carbon hồng ngoại xa, cùng 4 loại rung động tần số cao, kết hợp massage rung nhẹ nhàng, để bao phủ toàn bộ vùng bụng. Chỉ cần đeo máy và nằm nghỉ, cơn đau bụng kinh của bạn sẽ vượt qua nhanh chóng chỉ sau một giấc ngủ. 

 Máy massage giảm đau bụng kinh - Một phát minh hoàn hảo
 Máy massage giảm đau bụng kinh – Một phát minh hoàn hảo

6.5 Uống nước ấm với mật ong

Uống nhiều nước ấm là cách làm giảm đau bụng kinh và làm giảm đầy hơi. Ngoài ra, uống nước ấm có thể làm tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể và thư giãn cơ bắp. Điều này có thể làm giảm chứng chuột rút do co thắt tử cung. Thêm vào đó, có thể pha thêm một chút mật ong với nước ấm để giúp nhuận tràng, làm tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lại cơn đau bụng kinh và giảm thiểu cơn đau mà phụ nữ phải chịu đựng.

Giảm đau bụng kinh đơn giản với một cốc nước ấm và mật ong
Giảm đau bụng kinh đơn giản với một cốc nước ấm và mật ong

6.6 Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh

Trong thời kỳ kinh nguyệt, nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm lạnh, hạn chế các đồ ăn chiên rán, dầu mỡ và nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ để giảm tải cho dạ dày. Điều này có thể giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, cần hạn chế việc tiêu thụ các đồ uống kích thích thần kinh. Đặc biệt, nếu bạn tiêu thụ nhiều caffeine để tránh cơ thể có thể trở nên nhạy cảm hơn với cơn đau bụng kinh và có thể gây ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Cuối cùng, cần để bản thân ngủ sớm và ngủ đủ giấc để tinh thần được thư thái, giảm thiểu căng thẳng, stress. 

Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng trong kỳ kinh nguyệt
Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng trong kỳ kinh nguyệt

Trên đây là 6 mẹo giảm đau bụng kinh rất đơn giản, hiệu quả mà mọi chị em phụ nữ đều có thể thực hiện tại nhà. Đầu tư thêm một chút và giảm bớt sự lo lắng của mình về những cơn đau bụng kinh, các chị em phụ nữ có thể tham khảo ngay những chiếc máy massage giảm đau bụng kinh tại những cơ sở uy tín. HomeTech hy vọng những kiến thức trên có thể giúp được bạn trong việc giảm đau bụng kinh trong thời kỳ kinh nguyệt.

 

Xem thêm các bài viết liên quan:

Giảm đau bụng kinh tức thì – 100 người áp dụng 99 người khỏi

7 Lý Do Nên Chọn Máy Massage Giảm Đau Bụng Kinh Tặng Cho Bạn Gái

CÁCH GIẢM ĐAU BỤNG KINH CHO BẠN GÁI, BẠN TRAI CẦN BIẾT 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *