Hơn ½ phụ nữ bị đau bụng kinh trước và trong kỳ kinh nguyệt. Mặc dù mức độ đau bụng kinh thường không nghiêm trọng nhưng có thể gây bất tiện trong sinh hoạt và công việc thường ngày. Tình trạng đau không chỉ gây rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe, công việc, học tập. Để những ngày “rụng dâu” không còn đáng sợ, chị em hãy tham khảo ngay một số cách giảm đau nhanh dưới đây đơn giản mà cực hiệu quả nhé.
1. Nguyên nhân đau bụng kinh
Để tìm được mẹo giảm đau bụng kinh hiệu quả, bạn cần “bắt” được nguyên nhân gây đau bụng. Một số nguyên nhân gây đau bụng kinh có thể đơn giản là do nội tiết tố trong cơ thể bạn thay đổi. Ở khía cạnh khác cũng có thể là do các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
1.1 Đau bụng kinh do nội tiết tố prostaglandin
Sở dĩ các cơn đau bụng kinh xuất hiện là do các hormone gọi là prostaglandin gây ra. Chúng làm cho tử cung của bạn co lại để đẩy máu kinh ra ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ gây ra tình trạng viêm và đau bụng dưới.
Ngoài ra, prostaglandin cũng có thể gây ra buồn nôn và tiêu chảy. Khi lớp lót của tử cung bị bong ra thì mức độ prostaglandin trong cơ thể sẽ dần giảm xuống. Vì vậy cơn đau sẽ giảm sau vài ngày của chu kỳ kinh.
Nếu cơn đau quá khó chịu, bạn có thể uống thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil). Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn kéo dài thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị dứt điểm.
1.2 Đau bụng kinh do ăn uống không lành mạnh
Tưởng rằng không liên quan nhưng đây lại là vấn đề dễ gây ra các cơn đau bụng kinh. Việc ăn uống không lành mạnh có thể khiến bạn bị đau bụng. Một số các thực phẩm dưới đây:
- Rượu hay đồ ngọt: Cơn đau bụng kinh của bạn sẽ ngày càng mạnh hơn nếu bạn ăn chocolate hoặc đồ ngọt. Việc uống rượu cũng có tác dụng phụ tương tự. Bên cạnh đó, rượu còn khiến cơn đau bụng tệ hơn vì nó gây giữ nước và đầy hơi. Vô tình khiến làm tăng các hormone prostaglandin và nới lỏng magie (một chất hỗ trợ giảm cơn đau bụng kinh).
- Nạp nhiều caffeine: Chất caffeine thường khiến bạn bị tăng tình trạng đầy hơi và kích thích tử cung. Nếu đang đau bụng kinh thì tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn. Mặt khác, caffeine còn làm hẹp các mạch máu, dẫn đến việc cung cấp máu đến niêm mạc và các cơ trong tử cung bị giảm đi. Tình trạng đau bụng kinh sẽ xảy ra nhiều hơn.
- Thịt đỏ: Các loại thịt này thường không tốt cho chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên do là nó có chứa nhiều chất béo bão hòa. Các chất béo bão hòa có thể khiến bạn dễ bị đầy hơi, căng ngực và nổi mụn. Ngoài ra, thịt cũng chứa các axit arachidonic tạo ra các prostaglandin gây co bóp tử cung và khiến bạn bị đau bụng.
- Ăn đồ ăn mặn: Đồ ăn quá mặn làm tăng khả năng giữ nước và gây ra triệu chứng đầy hơi. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế ăn muối, ồ chiên rán như khoai tây chiên hoặc đồ đóng hộp.
- Thực phẩm có nhiều đường: Việc nạp quá nhiều đường khi có kinh dễ khiến bạn bị viêm nhiễm. Đồng thời càng tăng khả năng bị đau bụng kinh.
- Sản phẩm từ bơ sữa: Các sản phẩm từ phô mai, kem, bơ sữa thường có chứa một loại axit béo omega-6 có tên là axit arachidonic. Chúng làm cho hormone prostaglandin sản xuất nhiều hơn, khiến bạn bị đau bụng kinh dữ dội.
Để cho cơn đau bụng kinh không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bạn nên bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp cho kỳ kinh nguyệt.
1.3 Đau bụng kinh do phụ nữ dùng dụng cụ tử cung
Sử dụng dụng cụ tử cung là một biện pháp tránh thai làm từ đồng và nhựa. Chúng được chèn vào tử cung của người phụ nữ. Dụng cụ tử cung có thể làm bạn bị đau. Đặc biệt là trong vài tháng đầu sau khi được đặt vào. Các cơn đau bụng kinh cũng trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn so với lúc chưa đặt dụng cụ.
Bên cạnh triệu chứng đau bụng kinh khi dùng dụng cụ tránh thai, phụ nữ có thể gặp một số biểu hiện khác. Cụ thể như: chu kỳ kinh nguyệt không đều, chảy máu không trong chu kỳ kinh, dịch tiết âm đạo xanh, vàng hoặc có mùi hôi. Rất nhiều trường hợp bị đau khi quan hệ.
Khi bạn nhận thấy những triệu chứng bất thường trong kỳ kinh sau sử dụng dụng cụ tránh thai, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp bạn tránh những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra.
2. Mẹo giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
2.1 Chữa đau bụng kinh bằng mật ong
Theo tạp chí Y khoa Archives Gynecology Obstetrics của Mỹ, người ta đưa ra thông tin rằng mật ong có hiệu quả tương đương với axit mefenamic. Đây là một loại thuốc chống viêm không steroid trong việc làm giảm triệu chứng đau khi có kinh nguyệt. Tuy nhiên, axit mefenamic có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể như chóng mặt, tăng huyết áp, buồn ngủ hoặc các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Việc sử dụng mật ong như một phương thuốc tự nhiên an toàn hơn cả. Hơn nữa, trong thành phần của mật ong có nhiều magie, kali và canxi… giúp nhuận tràng, làm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó giúp làm giảm triệu chứng đau bụng kinh và lượng máu kinh trong những ngày đèn đỏ.
Cách giảm đau bụng kinh tại nhà bằng mật ong nguyên chất rất đơn giản. Bạn chỉ cần pha một thìa mật ong với nước ấm hoặc pha với một ly sữa ấm (<40 độ C). Hãy uống vào buổi sáng trong những ngày có kinh nguyệt.
Lưu ý: Bạn không đun sôi mật ong trực tiếp ở nhiệt độ cao. Điều này có thể khiến cho các thành phần dinh dưỡng trong mật ong bị mất đi hoặc bị chuyển đổi do phản ứng với nhiệt nóng.
2.2 Ngải cứu
Ngải cứu là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Đồng thời nó cũng là vị thuốc dân gian được sử dụng để trị rối loạn kinh nguyệt và mẹo giảm đau bụng kinh của phụ nữ.
Cách hiệu quả nhất để làm giảm những cơn đau bụng kinh bằng ngải cứu chính là chế biến ở dạng món ăn như:
- Cá chép hầm ngải cứu cùng đậu xanh.
- Ngải cứu trứng gà hấp cách thủy.
- Pha trà ngải cứu phơi khô hoặc ép ngải cứu tươi lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.
2.3 Làm ấm vùng bụng
Những cơn đau bụng kinh hình thành do cơ tử cung co thắt quá mức. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh thì tình trạng co thắt càng mạnh hơn. Đây chính là lý do vì sao các chuyên gia y tế khuyên bạn nên hạn chế thực phẩm đông lạnh. Đồng thời tránh để cơ thể nhiễm lạnh vào những ngày đèn đỏ.
Do vậy, để giảm đau bụng kinh hãy dùng miếng đệm sưởi để chườm lên vùng bụng và sau lưng giúp cho máu kinh điều tiết dễ dàng hơn. Các cơn co thắt sẽ giảm xuống khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Nếu không có sẵn túi chườm, bạn có thể tận dụng một chai nước ấm để chườm bụng trong những trường hợp khẩn cấp. Một lựa chọn khác là tắm bằng nước ấm để xoa dịu các cơ quanh vùng ổ bụng. Xoa dịu cả sau lưng và chân, giúp làm dịu cơn đau hiệu quả hơn.
2.4 Massage bụng – Mẹo giảm đau bụng kinh đơn giản
Massage quanh vùng bụng cũng giúp cải thiện lưu thông máu khiến cơn đau giảm nhẹ dần. Bạn có thể giã nát một củ gừng tươi rồi đắp lên vùng bụng kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng. Hãy di theo chuyển động tròn đều giúp làm ấm. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thư giãn và bớt mệt mỏi hơn rất nhiều.
Ngoài ra, đai massage bụng giảm đau bụng kinh cũng đang là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều chị em. Đây là sản phẩm giúp giảm đau bụng một cách tự nhiên, thúc đẩy lưu thông máu, mang đến bạn sự thoải mái tối đa trong những ngày “khó chịu”. Với thiết kế gọn nhẹ, nút bấm dễ sử dụng, bạn có thể tận hưởng trải nghiệm xoa bóp nhẹ nhàng bất kỳ đâu và bất cứ khi nào bạn muốn.
2.5 Bổ sung thêm sữa chua vào bữa ăn
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn. Chúng rất có lợi cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Không những vậy, nó còn góp phần điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa trơn tru hơn. Đồng thời giảm những cơn đau bụng đi ngoài trong chu kỳ kinh nguyệt do nhu động ruột co bóp quá mức.
Thêm sữa chua vào khẩu phần ăn uống hằng ngày sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe. Trong chu kỳ kinh nguyệt, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu hóa. Ưu tiên các loại hoa quả giàu vitamin như cam, chuối táo. Hạn chế đồ uống có ga, caffeine, alcohol. Nên tránh làm việc quá sức khiến cơ thể mau chóng mệt mỏi.
2.6 Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Việc vệ sinh vùng kín trong chu kỳ kinh nguyệt và những ngày thường là rất quan trọng. Khi bạn bị đau bụng kinh do nguyên nhân bệnh lý thì càng phải chú ý đến vấn đề này.
Việc vệ sinh sạch sẽ giúp làm giảm sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ giảm ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Viêm nhiễm là một trong những nguyên nhân khiến cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
2.7 Áp dụng một số tư thế nằm
Một số tư thế nằm có thể giúp giảm đau hiệu quả:
- Tư thế bào thai: nằm nghiêng, cuộn người lại, 2 chân khép vào nhau.
- Tư thế trẻ em: tựa gối, nằm nghiêng
- Tư thế nằm ngửa: tư thế này hết sức đơn giản, ai cũng có thể áp dụng.
3. Trường hợp đau bụng kinh nào cần đi khám?
Đau bụng kinh được chia thành 2 nhóm là thống kinh nguyên phát và thứ phát. Trong đó, thống kinh nguyên phát là chủ yếu, do hoạt động của hormone và các cơ quan sinh dục không liên quan đến bệnh lý vùng chậu. Cơn đau bụng kinh ở mỗi người là khác nhau song hầu hết không quá nghiêm trọng và kéo dài, áp dụng các biện pháp trên sẽ giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày này.
Tuy nhiên, nếu đau bụng kinh thứ phát đi kèm với bệnh lý vùng chậu gây đau nghiêm trọng, kéo dài từ trước khi hành kinh 1 – 2 tuần thì nên đi khám. Cần điều trị triệt để bệnh lý vùng chậu mới có thể cải thiện cơn đau hiệu quả lâu dài, các phương pháp giảm đau thông thường thường không có nhiều tác dụng. Hơn nữa, các bệnh lý vùng chậu nếu kéo dài không được điều trị còn đe dọa đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
Với các cách giảm đau bụng kinh tại nhà, Hometech mong rằng bạn gái đã “bỏ túi” những bí quyết phòng để khi cần sẽ dùng ngay.
Bài viết liên quan:
5 con giáp cực hợp nhau, nếu “về chung một nhà” thì phát tài phát lộc, làm ăn tấn tới giàu có 3 đời
Thực đơn ăn sáng tốt cho sức khoẻ: Khởi đầu ngày mới mẻ
Rụng tóc nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục