Đôi chân là bộ phận cơ thể quan trọng không chỉ chịu sức nặng toàn thân, mà còn giúp cơ thể vận động, di chuyển. Theo thống kê, trong cả cuộc đời con người đi khoảng 100.000km, tương đương với đi vòng quanh trái đất 2 lần. Trong mọi hoạt động cơ thể, đôi chân luôn giữ trách nhiệm ‘gánh vác’ nặng nề nhất, vì vậy, chăm sóc, bảo vệ đôi chân khỏe mạnh là rất cần thiết.
Ngâm chân kết hợp xoa bóp gan bàn chân có thể phòng trách và điều trị nhiều mặt bệnh. Theo góc độ liệu pháp y học tự nhiên, dưới da chân có rất nhiều đầu dây thần kinh có liên quan tới các tuyến và cơ quan trong cơ thể, do đó, việc dùng tay chà xát nóng gan bàn chân có thể thúc đẩy các cơ quan hoạt động tốt hơn.
Theo quan niệm y học cổ truyền, lục phủ ngũ tạng có các vùng tương ứng trên lòng bàn chân: Ngón chân cái là đường thông của 2 kinh Can, Tỳ có tác dụng sơ can kiện tù, tăng cảm giác ăn ngon miệng, chữa trị một số bệnh về gan mật; ngón thứ tư thuộc Đởm kinh, có thể phòng ngừa táo bón, bí tiểu, đau sườn; ngón út thuộc Bàng quang kinh có thể chữa chứng đái dầm của trẻ em, bệnh lý về kinh nguyệt; lòng bàn chân thuộc Thận kinh có thể trị bệnh về tạng thận, thể chất hư nhược.
Ngâm chân thảo dược là một phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, ít tốn kém. Đây là một phương pháp có từ xa xưa và tới ngày nay vẫn được áp dụng rộng rãi. Ngâm chân thảo dược có rất nhiều tác dụng đem lại hiệu quả cao trong bảo vệ sức khỏe.
1. Tại sao nên ngâm chân bằng thảo dược
Với việc pha trộn giữa nước ấm với các loại tinh dầu thảo dược thì ngoài tác dụng giãn nở của nhiệt lên đôi bàn chân làm tăng tuần hoàn mạch máu thì còn có thêm các tác dụng của thảo dược được pha chế trong đó. Tùy theo thể trạng và tình trạng thể chất của mỗi bệnh nhân mà có thể chia ra các loại gói thảo dược ngâm chân khác nhau. Thông thường, các vị thảo dược sẽ là các vị hành khí hoạt huyết làm tăng quá trình lưu thông, giảm quá trình tắc nghẽn từ đó mang lại hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho con người.
Tác dụng thần kỳ của ngâm chân bằng thảo dược với cơ thể
- Giúp tinh thần thư giãn thoải mái, giảm lo âu, stress.
- Điều trị một số mặt bệnh: Mất ngủ, đau sưng khớp chân, bàn chân lạnh cóng, cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt,…
- Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da.
- Khử mùi hôi chân, giảm mồ hôi chân.
- Hỗ trợ điều trị di tinh, xuất tinh sớm
2. Thành phần của muối ngâm chân thảo dược
- Gừng: Ôn kinh thông lạc, tính nhiệt làm ôn ấm bì giải cảm phong hàn. Theo Y Học Hiện Đại thì gừng còn có tác dụng kích thích mao mạch, cải thiện lưu thông máu và trao đổi chất đối với những người thể hàn hay sợ lạnh.
- Hương nhu: Giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu phù thũng
- Bạch chỉ: khu phong chỉ thống, đau do viêm dây thần kinh….
- Dây đau xương: Chữa tê bại, xương khớp đau nhức, chấn thương tụ máu, sốt rét kinh niên…
- Bạc hà: Giảm stress/trầm cảm, tăng cường hệ miễn dịch, làm mềm và sạch da, ngừa hôi chân, trị chứng đau nhức cơ thể,…
- Quế Chi: Khu phong tán hàn chỉ thống, hành huyết thông kinh, tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình bài tiết, hỗ trợ hiệu quả tiêu hóa, hô hấp.
- Ngải cứu: Ngải cứu là vị thuốc vị cay tính ấm đuổi hàn thấp, an thai. Theo Y Học Hiện Đại ngải cứu còn có tác dụng kháng khuẩn cầm máu
- Thương truật: Trừ phong thấp, xương cốt đau nhức, đau khớp,…
- Hồng hoa: Có tác dụng hoạt huyết thông kinh, tiêu ứ, giảm đau. Đặc biệt vào mùa đông trời lạnh, chân tay khô cứng nứt nẻ thì hồng hoa đặc trị triệu chứng này rất tốt.
Ngoài việc sử dụng thảo dược ngâm chân, trong dân gian có rất nhiều thảo dược sẵn như gừng, trầu không, xả, các loại lá,….bạn có thể tự sử dụng các loại thảo dược đơn giản này dùng để ngâm chân.
3. Cách sử dụng muối ngâm chân thảo dược
Nguyên tắc ngâm chân: Ngâm ngập cổ chân trên mắt cá tầm 10 cm (cổ chân phía mặt trong có ba đường kinh âm giao nhau vị trí tam âm giao 3 thốn).
Bàn chân nơi có chứa nhiều huyệt nguyên (nơi hội tụ của dương khí), huyệt tỉnh (nơi khởi nguồn của dương khí) phân bố nằm xung quanh cổ chân, bàn ngón chân. Đây đều là những vị trí huyệt quan trọng dùng để điều trị khá phổ biến trong Đông y. Vì vậy, bạn phải ngâm ngập hết quá lên trên mắt cá chân mới đạt được hiệu quả điều trị tối đa khi sử dụng ngâm chân trị liệu.
Thời gian mỗi lần ngâm chân giao động 30 – 40 phút, sử dụng sau khi ăn tối thiểu 30 phút. Sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.
Hiện nay có rất nhiều các loại bồn ngâm chân hỗ trợ việc ngâm chân trở nên tiện dụng và đơn giản, tiết kiệm thời gian. Các loại bồn ngâm chân hiện nay đều có tinh tự động massage và làm nóng nước, đồng thời đi kèm với gói muối ngâm chân thảo dược, rất tiện dụng.
Bạn có thể tham khảo dòng máy masasge chân gấp gọn Chigo kèm muối ngâm chân thảo dược tại đây: Bồn ngâm chân massage Chigo
4. Nên ngâm chân mấy lần một tuần?
Rõ ràng việc ngâm chân đem lại một số lợi ích cho sức khỏe không chỉ ở người cao tuổi mà với đối tượng người trẻ, trung nhiên,… Ngâm chân cũng mang lại cảm giác thư giãn, giấc ngủ sâu và đôi chân mềm mại dẻo dai. Vậy một tuần nên ngâm chân mấy lần?
Câu trả lời là: Số lần ngâm chân một tuần của bạn tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng của người thực hiện ngâm chân. Tuy nhiên không nên thực hiện ngâm chân hàng ngày, và quá 3 lần/1 tuần. Đối với trường hợp ngâm chân nhiều hơn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
Ngâm chân trong trường hợp hỗ trợ hoặc điều trị bệnh lý: Đối với một số người mắc các bệnh về xương khớp, cần thực hiện ngâm chân để giúp giảm đau và dễ chịu hơn khi ngủ, có thể thực hiện ngâm chân nhiều hơn trong những ngày có dấu hiệu đau nhức xương,…Sau khi tình trạnh bệnh đã thuyên giảm hoặc không có các giác đau nhức có thể giảm dần tần xuất ngâm chân. Tuy nhiên cũng không nên thực hiện quá 3-4 lần/1 tuần
Ngâm chân trong trường hợp thư giãn cơ thể, giúp giấc ngủ ngon và ngủ yên giấc hơn: Đối với trường hợp này có thể thực hiện ngâm tối đa 2-3 lần/ tuần. có thể kết hợp massage hoặc xoa bóp lòng bàn chân với dầu, giúp khai thông huyệt đạo, kích thích các vùng phản xạ dưới lòng bà chân tạo cảm giác thư giãn dễ chịu.
5. Những người tuyệt đối không nên ngâm chân bằng thảo dược
Tuy rằng, sử dụng thảo dược ngâm rất tốt, nhưng không phải ai cũng nên thực hiện. Một số đối tượng thuộc diện chống chỉ định thuốc ngâm chân thảo dược đó là:
- Suy giãn tĩnh mạch: Ngâm chân với nước nóng và thảo dược có thể làm nặng thêm tình trạng, suy giãn tĩnh mạch.
- Phụ nữ có thai: Thường sẽ có gói thảo dược ngâm chân dành riêng cho bà bầu để tránh các loại thảo dược có tính lý khí, lý huyết hoặc mang tính truyền tống mạnh gây ảnh hưởng tới thai nhi. Phụ nữ có thai không nên ngâm chân lâu tránh ảnh hưởng tới suy giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu.
- Sau khi ăn cơm no: Lúc này năng lượng cần được tập trung tại dạ dày để phục vụ cho quá trình vận hóa thức ăn. Ngâm chân ngay sau ăn sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho hoạt động của dạ dày sẽ gây chứng đầy hơi chướng bụng, thức ăn khó tiêu,…
- Đái tháo đường: Bệnh nhân bị đái tháo đường thường sẽ có tổn thương thần kinh ngoại biên có thể gây rối loạn cảm giác. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng vì có thể gây bỏng.
- Vết thương hở, nhiễm trùng: Chống chỉ định vì có thể làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng, làm vết thương lâu lành.
Thông qua bài viết này, Home Tech hy vọng bạn có thể hiểu chi tiết về ngâm chân thảo dược và cách ngâm chân sao cho đúng cách với thảo dược ngâm chân, để giúp cơ thể đào thải độc tố và thư giãn lành mạnh với đôi chân khoẻ.
Chúc bạn sẽ có một sức khoẻ tốt và thật nhiều trải nghiệm cùng các sản phẩm tại HomeTech Việt Nam.
Liên hệ hotline tư vấn và đặt hàng: 0382 040 914