MỘT TUẦN NÊN NGÂM CHÂN MẤY LẦN ĐỂ TỐT CHO SỨC KHỎE?

GÓC THẮC MẮC: Một TUẦN NÊN NGÂM CHÂN MẤY LẦN ĐỂ TỐT CHO SỨC KHỎE?

Ngâm chân là phương pháp chăm sóc, cải thiện sức khỏe được nhiều người quan tâm. Vậy 1 tuần nên ngâm chân mấy lần? Hãy cùng Hometech giải đáp thắc mắc này nhé!

1. Một tuần nên ngâm chân mấy lần?

Việc ngâm chân không chỉ mang đến nhiều lợi ích không chỉ ở người cao tuổi mà còn đối với những người trẻ, trung niên,… Ngâm chân giúp bạn thư giãn, ngủ sâu giấc và có một đôi chân mềm mại, dẻo dai. Vậy 1 tuần nên ngâm chân mấy lần? Theo Hometech, để trả lời câu hỏi: “Một tuần nên ngâm chân mấy lần?” thì chúng ta cần biết rõ mục đích của hoạt động này. Tùy vào mục đích thì sẽ có liệu trình ngâm chân sau đây:

  • Mục đích ngâm chân là do đau nhức xương khớp: Nếu có điều kiện và tiện lợi, bạn nên ngâm mỗi ngày để có tác dụng tốt nhất.
  • Ngâm chân nhằm giảm stress, cải thiện tình trạng mất ngủ: Bạn nên ngâm 3 – 4 ngày một tuần và từ 10 đến 15 phút.
  • Mục đích ngâm chân để điều trị các bệnh lý như viêm, nhiễm nấm,…: Tối đa 3 ngày trong một tuần.
  • Ngâm chân để bổ trợ hiệu quả trị các bệnh mãn tính khác nhau như tiểu đường, ung thư nhẹ,…: Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Mục đích ngâm chân hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chống bệnh tật: Tốt nhất là 3 lần trên 1 tuần để phát huy tác dụng tối đa.

Tùy vào từng mục đích của việc ngâm chân nhưng chúng ta cần tránh ngâm chân quá 2 lần trong ngày, vì có thể khiến cho da chân dễ bị rộp, ảnh hưởng không tốt đến khả năng điều tiết hormone trong cơ thể, nhất là hệ mạch máu ở bàn chân.

2. Hướng dẫn cách ngâm chân đúng hiệu quả

Ngoài việc biết 1 tuần nên ngâm chân mấy lần, bạn nên chú ý thực hiện ngay những hướng dẫn cách ngâm chân đúng cách sau đây để có được kết quả tốt nhất:

Bước 1: Bạn chuẩn bị một cái thau gỗ hoặc nhựa vừa hoặc to. Nhưng tốt nhất bạn nên đầu tư một chiếc bồn ngâm massage chân với nhiều tính năng massage với các chức năng hỗ trợ hiện đại bật nhất. Đồng thời, bạn nên để một chiếc khăn sạch lót phía dưới để tránh nước vương ra nhà.

Bước 2: Thực hiện nấu nước sôi, trong quá trình chờ đợi, bạn cho một lượng nước lạnh vào bồn ngâm chân. Khi nước đã nóng, bạn bắt khỏi bếp và cho vào bồn thể tích vừa phải để cân bằng nhiệt độ, không nên quá nóng cũng không nên quá nguội. Sử dụng phần khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ của bồn ngâm trước khi sử dụng, nếu sử dụng bồn massage ngâm chân thì máy sẽ có chức này điều chỉnh nhiệt độ cho bạn. Lưu ý, mực nước lý tưởng sẽ ngập qua cổ chân và cao hơn mắt cá tối thiểu 2cm cùng nhiệt độ tốt nhất sẽ là 40 đến 43 độ C.

Bước 3: Tiến hành cho các loại tinh dầu khác nhau như: sả, chanh tươi, tinh chất oải hương, thảo mộc thiên nhiên,…vào bồn ngâm và khuấy đều hỗn hợp.

Bước 4: Bạn nên đặt một chiếc ghế dựa cao vừa tầm và đặt chân vào bồn ngâm. Hãy thật thả lỏng cơ thể, nhắm mắt thư giãn từ 10 đến 15 phút. Nên thường xuyên di động nhẹ nhàng phần cổ chân để nước đến được các vùng da xung quanh. Nếu sử dụng bồn massage tự động, bạn điều chỉnh các chế độ phù hợp và tận hưởng thôi.

Bước 5: Hoàn tất thời gian ngâm chân trong bồn, bạn lấy chân ra và lau khô bằng khăn ấm, mềm nhằm tránh việc sốc nhiệt.

3. Một số câu hỏi khác liên quan đến việc ngâm chân

Ngoài thực hiện đúng các bước hướng dẫn ngâm chân đúng cách với số lần quy định, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề khác liên quan đến việc ngâm chân sau: 

3.1 Tuân thủ thời gian ngâm

Thời gian ngâm chân được khuyến nghị là khoảng 15 – 30 phút. Hơn nữa, bạn nên ngâm chân vào buổi tối, tầm 19 giờ là tốt nhất, vì lúc này thận hoạt động hiệu quả và giúp cho việc loại bỏ độc tố của cơ thể được dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh ngâm chân sau khi ăn. Vì lượng máu sẽ bị phân tán xuống bàn chân thay vì tập trung ở dạ dày để hỗ trợ cho co bóp thức ăn, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng thức ăn ở đường ruột. Bạn chỉ nên ngâm chân ít nhất 1 tiếng sau khi ăn.

3.2 Nhiệt độ nước ngâm chân

Nhiệt độ nước ngâm chân được khuyến nghị tốt nhất là từ 38 – 43 độ C, tránh vượt ngưỡng 45 độ C. Vì nếu nhiệt độ nước càng cao thì dễ gây tổn thương đến các mạch máu và làn da của bàn chân, thậm chí là ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu của cơ thể. Đặc biệt với những người cao tuổi và những người mắc bệnh suy tĩnh mạch thì nên ngâm chân ở nhiệt độ nước thấp hơn (khoảng 20 độ C) để tránh gây nguy hiểm hoặc làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nhiều người thường có thói quen ngâm chân từ khi nước nóng rát cho đến khi nước đã nguội, hoặc ngâm chân tới khi nước nguội và bổ sung thêm nước nóng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nên một số hiện tượng như bỏng da, tổn thương da. Do thời gian ngâm chân quá lâu hoặc nhiệt độ nước đột ngột thay đổi bất thường. Trong quá trình ngâm chân, bạn có thể di chuyển bàn chân để vùng da xung quanh chân được ngấm đều và thư giãn hơn.

3.3 Mức nước ngâm chân

Khi ngâm chân, bạn nên ngâm nước qua ngập cổ chân và trên mắt cá khoảng 2cm, tại vị trí này có nhiều huyệt đạo ở, nhờ đó giúp cho kinh mạch được lưu thông tốt hơn. Bạn không nên đổ nước ngập đến bắp chân, hãy đổ nước vào chậu trước khi ngâm chân và tránh đổ thêm nước trong quá trình ngâm. Hơn nữa, bạn nên ngồi ngâm chân ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa hoặc quạt thổi trực tiếp vào người để không bị cảm lạnh.

3.4 Cách massage chân trong lúc ngâm chân

Với bồn massage chân chuyên dụng, bạn hãy yên tâm vì không cần phải tự tìm huyệt vị và massage bằng tay, thay vào đó bạn chỉ cần di chân theo từng con lăn massage được thiết kế bên trong chậu là được. Một số bồn ngâm chân còn được trang bị thêm đèn hồng ngoại giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, đồng thời có thêm ngăn chứa các loại thảo dược (hoặc muối) riêng để tăng cường hiệu quả massage và thư giãn cho đôi chân. Điển hình như bồn ngâm chân massage Chigo được phân phối chính hãng bởi Hometech.

3.5 Những ai không nên ngâm chân

Tuy việc ngâm chân mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên có thói quen này. Chẳng hạn, một số đối tượng sau đây nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngâm chân như:

  • Người bị tiểu đường
  • Người cao tuổi, bị suy giảm tĩnh mạch
  • Người bị xơ cứng tắc nghẽn động mạch, viêm khớp dạng thấp
  • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt 3 tháng giữa thai kỳ trở đi
  • Trẻ em ở độ tuổi phát triển

3.6 Những nguyên liệu ngâm chân hiệu quả

Ngoài việc ngâm chân với muối, gừng hoặc chanh tươi, chắc hẳn bạn chưa biết đến những loại nguyên liệu sở hữu nhiều tác dụng hiệu quả trong quá trình ngâm chân thư giãn:

  • Thảo dược: Giúp bạn điều trị một vài bệnh lý, tuy nhiên khi sử dụng cần có ý kiến chỉ định của bác sĩ để mang đến hiệu quả tốt nhất khi điều trị.
  • Giấm: Đây là loại nguyên liệu hỗ trợ tốt cho quá trình làm đẹp da.
  • Rượu: Một chút rượu trắng cùng nước ấm ngâm chân sẽ hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn.

  • Cánh hoa: Hỗ trợ tinh thần thêm sảng khoái, mang đến hương thơm thư giãn
  • Gừng: Với một vài lát gừng cùng nước ấm ngâm chân sẽ giúp bạn đánh tan khí lạnh, giữ ấm đôi chân mềm mại, dẻo dai và cơ thể thư giãn dễ ngủ.
  • Muối: Một ít muối hạt cùng nước ấm sẽ hỗ trợ chống viêm, diệt vi khuẩn và tẩy tế bào chết hiệu quả.
  • Chanh: Một vài lát chanh tươi ngâm chân giúp tinh thần thêm tỉnh táo, giảm nguy cơ cảm cúm.

Hometech hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm cho mình đầy đủ thông tin về việc ngâm chân để cải thiện sức khỏe. Hơn nữa, hiện này giá thành của một chiếc bồn ngâm chân massage khá rẻ, bạn có thể cân nhắc để sở hữu nó. 

 

Xem thêm các bài viết liên quan:

NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG TRƯỚC KHI NGỦ TỐT NHƯ THẾ NÀO?

Bồn ngâm chân massage Trung Quốc có thực sự tốt? 

Nên Ngâm Chân Mấy Lần 1 Tuần? Lợi Ích Của Việc Ngâm Chân

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *