1 tuần nên ngâm chân mấy lần? 7 lưu ý khi ngâm chân cần chú ý

Ngâm chân kết hợp xoa bóp gan bàn chân có thể phòng trách và điều trị nhiều mặt bệnh. Theo góc độ liệu pháp y học tự nhiên, dưới da chân có rất nhiều đầu dây thần kinh có liên quan tới các tuyến và cơ quan trong cơ thể, do đó, việc dùng tay chà xát nóng gan bàn chân có thể thúc đẩy các cơ quan hoạt động tốt hơn.

Theo quan niệm y học cổ truyền, lục phủ ngũ tạng có các vùng tương ứng trên lòng bàn chân: Ngón chân cái là đường thông của 2 kinh Can, Tỳ có tác dụng sơ can kiện tù, tăng cảm giác ăn ngon miệng, chữa trị một số bệnh về gan mật; ngón thứ tư thuộc Đởm kinh, có thể phòng ngừa táo bón, bí tiểu, đau sườn; ngón út thuộc Bàng quang kinh có thể chữa chứng đái dầm của trẻ em, bệnh lý về kinh nguyệt; lòng bàn chân thuộc Thận kinh có thể trị bệnh về tạng thận, thể chất hư nhược.

Ngâm chân thảo dược là một phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, ít tốn kém. Đây là một phương pháp có từ xa xưa và tới ngày nay vẫn được áp dụng rộng rãi. Ngâm chân thảo dược có rất nhiều tác dụng đem lại hiệu quả cao trong bảo vệ sức khỏe.

Nhiều người băn khoăn đặt ra câu hỏi 1 tuần nên ngâm chân mấy lần? Liệu ngâm chân nhiều có tốt không? Dù ngâm chân đem đến những lợi ích cho sức khỏe song 1 tuần chúng ta cũng chỉ nên ngâm chân ở số lần nhất định. Vậy hãy cùng HomeTech tìm hiểu đáp án trong những thông tin dưới đây.

1 tuần nên ngâm chân mấy lần?

Thực tế cho thấy 1 tuần nên ngâm chân mấy lần phụ thuộc vào nhu cầu của từng người. Không có một con số chính xác về số lần nên ngâm chân trong 1 tuần dành cho tất cả mọi người. Để biết ngâm chân mấy lần 1 tuần, bạn nên dựa vào mục đích của ngâm chân, và những lợi ích nào mà bạn muốn nhận từ việc này.

Ví dụ, nếu bị đau khớp, có thể ngâm chân thường xuyên mỗi ngày trong những ngày bạn bị đau. Sau đó, khi đã bớt đau, bạn có thể giảm số lần ngâm chân trong 1 tuần. Hay những người bị nấm ngoài da có thể ngâm chân đều đặn 3 lần mỗi tuần để hỗ trợ điều trị tốt hơn.

Ở các trường hợp khác, nhiều người không bị bệnh nhưng muốn ngâm chân để phòng ngừa bệnh chân có thể ngâm chân 3 lần 1 tuần.

Những người tuyệt đối không nên ngâm chân nước ấm:

 1. Trẻ trong giai đoạn dậy thì

Trẻ em trong giai đoạn dậy thì, các chức năng của cơ thể vẫn chưa ổn định cũng không nên ngâm chân.

2. Người bị bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường ngâm chân dễ bị bỏng da. Nguyên nhân là do bàn chân có lớp da mỏng trong khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi rất nhiều.

3. Người có sức khỏe yếu

Với những người sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến tụt huyết áp.

Người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân.

Ngoài các nhóm này, vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema… cũng không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh nhiễm trùng. 

4. Phụ nữ mang thai

Bà bầu ngâm chân nước nóng được không là câu hỏi được quan tâm, câu trả lời là phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được.

5. Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bàn chân.

Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe.

6. Những người bị suy giãn tĩnh mạch

Những người bị suy giãn tĩnh mạch cũng tuyệt đối không nên ngâm chân. Bởi ngâm chân với nước nóng làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, máu lưu thông nhanh. Điều này làm tĩnh mạch giãn nở gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nước ngâm chân nóng cũng gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.

Ngâm chân có tác dụng gì?

Mục đích của ngâm chân là để giữ ấm cho chân, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông máu được dễ dàng và giúp chân được thoải mái, chữa đau thần kinh tọa. 

Ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc. Nhờ đó, bạn tránh được bệnh tật, ngủ ngon hơn và đôi chân luôn được khỏe mạnh.

Không chỉ vậy ngâm chân còn trị suy giãn tĩnh mạch, đây là biện pháp điều trị dễ dàng thực hiện ngay tại nhà mà không tốn nhiều thời gian chi phí. Thực tế, các chuyên gia y học trên thế giới khuyến khích nên ngâm chân để điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng nước lạnh, điều này sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau nhức bên trong giúp dễ chịu hơn trước khi đi ngủ vào buổi tối.

Hướng dẫn cách pha nước ngâm chân hiệu quả

Ngâm chân với ngải cứu

Ngâm chân cùng với ngải cứu đem đến nhiều công dụng như giảm đau nhức, hỗ trợ lưu thông máu, khử mùi hôi chân và suy giảm tình trạng chuột rút hiệu quả. Ngoài ra, ngâm chân với ngải cứu còn giúp hỗ trợ chữa bệnh liên quan đến nấm da chân và hỗ trợ giấc ngủ.

  • Bước 1: Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 1.5 lít nước, 20g muối hột và một nhúm lá ngải cứu.
  • Bước 2: Rửa sạch ngải cứu và cắt nhỏ.
  • Bước 3: Đun sôi nước sau đó cho ngải cứu và muối hột vào khuấy đều.
  • Bước 4: Sau khi đun sôi hỗn hợp nước, bạn đợi nước hạ nhiệt rồi ngâm chân trong 15 phút.

Ngâm chân với gừng

Gừng có vị cay, có tác dụng giải độc và giúp làm ấm cơ thể. Ngâm chân bằng nước ấm và gừng có tác dụng giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến khắp cơ thể và làm ấm cơ thể vào mùa đông giá rét. Ngoài ra, mùi thơm từ tinh dầu gừng góp phần làm dịu căng thẳng, mệt mỏi.

  • Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1.5 lít nước, 20g muối hột và 1 củ gừng già tươi. Lưu ý, sau khi rửa sạch gừng vẫn giữ nguyên vỏ và đập dập.
  • Bước 2: Sau đó, bạn đun sôi hỗn hợp nước, gừng và muối từ 5 – 7 phút.
  • Bước 3: Đợi nhiệt độ của hỗn hợp nước còn 35 – 45 độ C sau đó cho 2 chân vào ngâm trong 15 phút rồi lau khô bằng khăn mềm.
  • Ngâm chân nước nóng cùng với gừng

Ngâm bằng muối ngâm chân thảo dược:

Người Trung hoa có câu: “Ngâm chân mỗi ngày, hơn uống thuốc bổ”. Thực tế, ngâm chân là cách đơn giản và hiệu quả nhất để thư giãn tinh thần, kích thích huyệt vị, thông kinh lạc bảo vệ toàn diện đối với cơ thể. Người trung quốc họ rất hay ngâm chân vào buổi tối trước khi ngủ với thuốc ngâm chân trung quốc gia truyền của họ.

Thời điểm thích hợp là 9h tối, lúc này cơ thể đã sau ăn khoảng một vài tiếng, bụng cũng không quá đói, cơ thể được thư giãn thoải mái nhất.

Tránh ngâm chân vào nước ngâm quá lâu, quá lạnh có thể làm cho cơ thể nhiễm lạnh, đặc biệt là khi khoảng thời gian mà nhiệt độ không khí xuống thấp.

Lưu ý ngâm với mực nước qua mắt cá chân để đảm bảo hiệu quả tác động được tốt hơn.

Ngâm chân với lá lốt

Việc ngâm chân cùng lá lốt được xem là phương pháp hiệu quả để chữa tình trạng ra mồ hôi chân tay cũng như cải thiện giấc ngủ. Để ngâm chân với lá lốt, bạn cần thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị gồm 1.5 – 2 lít nước, 30g lá lốt và 20g muối hột.
  • Bước 2: Lá lốt sau khi rửa sạch, bạn cắt nhỏ và cho nước đun sôi cùng muối hột.
  • Bước 3: Đợi nước ấm trong vòng 5 – 7 phút sau đó ngồi ngâm chân trong 15 phút và dùng khăn mềm lau khô chân sau khi ngâm để tránh cảm lạnh.

Ngâm chân với nước hoa hồng

Khi ngâm chân với nước hoa hồng không chỉ giúp tinh thần thoải mái, thư thái mà còn hỗ trợ khử mùi hôi chân vô cùng hiệu quả. Bạn cần thực hiện các bước như sau để ngâm chân với nước hoa hồng:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm có nước, hoa hồng và muối.
  • Bước 2: Chia nhỏ hoa hồng thành 10 phần sau đó cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa, bọc lại và thả vào nước nóng.
  • Bước 3: Sau đó cho thêm 1 muỗng muối, khuấy đều đợi nước ấm mới bắt đầu ngâm.

7 lưu ý khi ngâm chân để phát huy tối đa tác dụng

1. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân.

2. Không nên ngâm chân quá lâu, thời gian ngâm chân từ 15 đến 20 phút là thích hợp nhất vì ngâm chân trong thời gian dài máu sẽ chuyển xuống các chi dưới ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông ngâm chân quá lâu sẽ khiến da bị khô, da dễ bị mẩn ngứa.

3. Nhiệt độ nước ngâm chân không quá 50 độ, Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương cho da mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.

Nên ngâm chân ở nhiệt độ dưới 50 độ C để đạt hiệu quả cao

4. Khi ngâm chân một điều hết sức chú ý là phải ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Để có thể tác động lên các huyệt nguyên, huyệt tỉnh, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị… làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông. Từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.

5. Khi ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi, đau nhức, có giấc ngủ ngon và việc loại bỏ độc tố của cơ thể dễ dàng hơn.

6. Với những người có sức khỏe bình thường, ngâm chân với muối ngâm chân và tắm suối nước nóng rất tốt cho cơ thể. Nhưng những người mắc bệnh tim, người huyết áp thấp, hay bị chóng mặt… không nên ngâm chân với nước quá nóng, hoặc tắm suối nước nóng quá lâu. Do ngâm chân hoặc tắm suối nước nóng lâu khiến huyết quản nở ra, máu sẽ nhanh chóng lan tỏa ra toàn bề mặt cơ thể khiến cho các cơ quan quan trọng như tim, não… ở trong tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí.

7. Đạt hiệu quả tốt hơn, bạn nên kết hợp massage chân trong quá trình ngâm – Với bồn massage chân chuyên dụng, bạn hãy yên tâm vì không cần phải tự tìm huyệt vị và massage bằng tay, thay vào đó bạn chỉ cần đặt chân trên con lăn massage được thiết kế bên trong bồn massage. Một số bồn ngâm chân còn được trang bị thêm đèn hồng ngoại giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả có thể kể đến như sản phẩm Bồn ngâm chân CHIGO

Chi tiết sản phẩm bạn có thể tham khảo tại đây:

Bồn Ngâm Chân Massage Chigo Máy ngâm chân gấp gọn tự động massage

Bài viết trên đây là những chia sẻ của HomeTech về nội dung 1 tuần nên ngâm chân mấy lần. Mong rằng qua những thông tin của bài viết, bạn sẽ hiểu biết thêm nhiều thông tin hữu ích về thời gian ngâm chân hiệu quả và tốt cho sức khỏe. Đừng quên, thường xuyên theo dõi chúng tôi để học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích, cần thiết về sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn nhé!

 

Bài viết liên quan:

Vì sao nên sở hữu bồn ngâm chân masssage Chigo mới nhất năm 2023?

Ngâm chân nước ấm, lợi ích và tác hại có thể bạn chưa biết

Ngâm chân thảo dược – Thải độc thư giãn cho cơ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *