NGÂM CHÂN NƯỚC ẤM LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Ngâm chân nước ấm giúp kích thích tuần hoàn máu, khí huyết điều hòa, kích thích các huyệt vị giúp điều trị các triệu chứng khó chịu như đau đầu, tinh thần mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ… Tuy nhiên với môt số người, ngâm chân nước ấm lại có thể gặp nguy hiểm

Ngâm chân bằng nước ấm không phải do y học hiện đại bây giờ mới phát hiện ra, mà từ lâu trong Trung y đã có những bài thuốc và cách chữa bệnh thông qua phương pháp này, nhưng có lẽ nó chưa thực sự được phổ biến. Lịch sử Trung Quốc chứng minh hoàng đế Càn Long, Từ Hi Thái hậu… là những người thường xuyên dùng liệu pháp ngâm chân. Với Từ Hi, bà ta tùy chỉnh nước ngâm chân theo mùa.

1. Tác dụng của việc ngâm chân nước ấm

Việc ngâm chân với nước nóng là một phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Sau đây hãy cùng chúng tôi tham khảo một số lợi ích đặc biệt của việc ngâm chân bằng nước ấm. 

1.1. Giảm chứng mất ngủ

Nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ thì hãy ngâm chân nước gừng hoặc nước muối ấm đều đặn mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Cùng với đó là kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu, tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, từ đó giúp bạn có một giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn.

1.2. Cải thiện trí não, tinh thần

Stress và thiếu máu có thể là nguyên nhân gây đau đầu bất thường. Ngâm chân với nước nóng trước khi ngủ sẽ giúp tăng cường lượng máu lưu thông, tạo cảm giác thư giãn sâu, hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc.

Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp cơ thể sản xuất ra hormone làm bạn cảm thấy hài lòng, thỏa mãn, cải thiện sự tập trung của trí não và tăng cường năng lượng khi mệt mỏi.

1.3. Tăng cường thể chất

Ngâm chân nước ấm kết hợp cùng xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp tăng lưu lượng máu xuống vùng bàn chân, mang lại sự thư giãn tối đa và giải độc cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây cũng là cách điều trị hiệu quả với một số tình trạng phổ biến như sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân, thay đổi hormone, huyết áp bất thường, suy giảm chức năng xương khớp.

1.4. Trị các bệnh mạn tính

Phương pháp cổ truyền kết hợp giữa bấm huyệt và ngâm chân có tác dụng làm giảm triệu chứng của các bệnh mạn tính. Cách làm này có thể mang lại tác động tích cực đối với một số bệnh như đái tháo đường,lạc nội mạc tử cung, các bệnh lý về cơ xương khớp (viêm khớp cổ bàn chân, đau cơ xơ hóa,…).

1.5. Trị bệnh ngoài da

Khi áp dụng phương pháp ngâm chân với nước muối ấm, một số bệnh như nấm chân, nứt gót chân có thể được chữa trị hiệu quả. Muối và nước ấm có tác dụng tẩy tế bào chết, giảm ngứa, đau nhức, viêm nhiễm, nhanh chóng hồi phục vết thương.

2. Những người không nên ngâm chân nước ấm

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ngâm chân. Dưới đây là những người không nên ngâm chân:

2.1. Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bạn chân.

2.2. Bị bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường ngâm chân dễ bị bỏng da. Nguyên nhân là do bàn chân có lớp da mỏng trong khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi rất nhiều.

2.3. Suy giãn tĩnh mạch

Những người bị suy giãn tĩnh mạch cũng tuyệt đối không nên ngâm chân. Bởi ngâm chân với nước nóng làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, máu lưu thông nhanh. Điều này làm tĩnh mạch giãn nở gây nguy hiểm cho người bệnh.

2.4. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được.

Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe.

Nước ngâm chân nóng cũng gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai không nên ngâm chân 

2.5. Người bệnh tắc động mạch chi dưới 

Nhóm người này thường xuyên bị lạnh tê bì chi dưới, một số còn có thể có triệu chứng đau cách hồi. Ngâm chân dễ dẫn đến tăng tiêu thụ máu của các tế bào chi dưới, làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

2.6. Người bị bệnh ngoài da 

Người bị bệnh ngoài da ở chân không nên ngâm chân. Ngâm chân dễ dẫn đến bỏng, vỡ mao mạch, từ đó dễ gây nhiễm nấm, vi khuẩn.

2.7. Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch

Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch khi ngâm chân sẽ bị giãn mạch, máu phần lớn sẽ dồn xuống chi dưới, dễ dẫn đến thiếu máu não, thiếu oxy sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch tấn công.

2.8. Người có sức khỏe yếu

Với những người sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến tụt huyết áp.

Người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân.

Ngoài các nhóm này, vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema… cũng không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh nhiễm trùng. 

3. Hướng dẫn ngâm chân nước nóng bằng bồn ngâm chân massage Chigo

  1. Mở nắp bồn, mở rộng bồn khỏi chế độ gấp gọn (một tay ấn vào lòng bồn, một tay nhấc thành bồn lên)
  2. Đổ nước đến mức phù hợp (có thể đổ nước lạnh hoặc nước ấm sẵn), đảm bảo thiết bị đã được rút phích cắm trước khi đổ nước.
  3. Cắm thiết bị vào nguồn điện, chạm nút nguồn ON/OFF thiết bị sẽ hoạt động với chương trình mặc định (Giữ ấm+ Massage+ Hồng ngoại+ Sục khí).
  4. Người dùng có thể tùy chỉnh lại nhiệt độ, massage, nhiệt hồng ngoại, thời gian,… trên màn hình cảm ứng hoặc bằng điều khiển từ xa.
  5. Cài đặt nhiệt độ: chọn nhiệt độ phù hợp bằng cách nhấn tăng (+) hoặc giảm (-). Màn hình sẽ quay về hiển thị nhiệt độ thực tế của nước, sau đó hiển thị tăng dần hoặc giảm dần đến mức được cài đặt và duy trì nhiệt độ nước ổn định.
  6. Cài đặt thời gian: máy được cài đặt mặc định ở chế độ hẹn giờ 60 phút. Để thay đổi nhấn vào nút biểu tượng đồng hồ để chọn cài đặt các mức hẹn giờ từ 10ph-20ph-30ph-40ph-50ph-60ph. Khi bấm tới mức hẹn giờ mong muốn hãy để màn hình nhấp nháy sau 3 lần là kích hoạt mức hẹn giờ mới thành công.
  7. Thêm muối, vài lát gừng hoặc thảo dược ngâm chân vào khoang đựng (nếu có).
  8. Sau khi dùng xong hãy tắt thiết bị, rút phích cắm, đổ nước thừa khỏi bồn, làm sạch và gấp gọn bồn. Bảo quản sản phẩm ở nơi khô thoáng.

LƯU Ý: Không khởi động bồn ngâm chân khi bên trong chưa có nước. Như vậy sẽ gây hư hại tới máy dẫn đến hỏng hỏng không mong muốn.

4. Hướng dẫn sử dụng gói ngâm chân thảo dược 

  • Thành phần chính: Bột ngải cứu, muối khoáng
  • Cách sử dụng: Lấy 1 -2 gói bột ngâm chân, ngâm và khuấy trong vòng 3 – 5 phút, sau đó thêm nước ấm đúng cách. Sau khi ngâm khoảng 20 phút, rửa sạch và lau khô chân. Hiệu quả tốt hơn khi kiên trì sử dụng lâu dài
  • Lưu ý: Sản phẩm không thay thế thuốc chữa bệnh và chỉ dùng để ngâm chân massage
  • Cách bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
  • Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
  • Ngày sản xuất: Xem trên bao bì sản phẩm

Chi tiết sản phẩm tham khảo tại đây: Bồn ngâm chân masasge cùng gói thảo dược ngâm chân 

5. Một số lưu ý khi thực hiện ngâm chân

Khi ngâm chân cũng cần phải lưu ý những điều sau để quá trình thực hiện đạt hiệu quả:

  • Không ngâm chân trong vòng 30 phút sau bữa ăn vì lượng máu dồn xuống chân sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của cơ thể.
  • Nhiệt độ nước ngâm chân phù hợp là từ 40 – 50 độ C, không dùng nước quá nóng vì sẽ ảnh hưởng đến phân bố tuần hoàn của cơ thể.
  • Không ngâm chân quá lâu, đặc biệt là vào mùa đông vì sẽ khiến da khô và mẩn ngứa.
  • Không đi ngủ ngay sau khi ngâm chân mà cần lau khô và đợi nhiệt độ của chân cân bằng với nhiệt độ cơ thể.

Như vậy, ngâm chân nước nóng là một liệu pháp rất đơn giản, hữu ích để cải thiện và nâng cao sức khỏe. Ngoại trừ những người tuyệt đối không nên ngâm chân nước nóng ở trên thì bất kỳ ai cũng có thể áp dụng phương pháp này để giúp sức khỏe thể chất và tinh thần trở nên tốt hơn.

Nguồn tham khảo:

  •  tienphong.vn
  • laodong.vn
  • nhathuoclongchau.com.vn

Bài viết liên quan:

5 bài tập giúp phái đẹp sống khoẻ tuổi trung niên 

Vì sao nên sở hữu bồn ngâm chân massage Chigo mới nhất 2023 

Ngâm chân thảo dược – thải độc & thư giãn cho cơ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *