Giai đoạn mang thai, bà bầu thường sẽ gặp các vấn đề về vóc dáng, nhức mỏi mỏi và phù nề cả bàn chân. Chính vì vậy, mẹ bầu rất quan tâm đến các phương pháp massage chân để xoa dịu các cơn đau.Vậy liệu mẹ bầu có nên massage chân hay không và cần lưu ý những điều gì khi sử dụng phương pháp này. Cùng Hometech tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
1. Giải quyết câu hỏi quan trọng: Bà bầu có nên massage chân không?
Massage chân đang được xem là hình thức chăm sóc sức khỏe giảm các triệu chứng đau nhức trong thai kỳ được khá nhiều mẹ bầu tìm hiểu ở thời điểm hiện tại. Cho đến hiện nay, việc massage chân vẫn chưa tìm ra được các yếu tố gây hại cho mẹ bầu. Tuy nhiên, khi massage chân, các mẹ đang mang thai cần lựa chọn đúng phương pháp và đặc biệt cần tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ thai sản có chuyên môn. Nếu biết massage chân cho bà bầu đúng cách thì phương pháp này vẫn an toàn và có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nếu bạn chỉ massage tại nhà đơn giản thì chỉ cần vài thao tác xoa, day, ấn, đấm, nắn… đơn giản ở các vị trí từ bắp chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân là đủ. Nếu bạn muốn chăm sóc chuyên sâu hơn thì có thể đến các trung tâm uy tín giàu kinh nghiệm massage chân cho bà bầu để được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Hoặc có thể mua các thiết bị massage chân trên thị trường, tuy nhiên cần có sự tư vấn của các y bác sĩ để mua đúng – sử dụng đủ nhằm tối ưu sức khỏe một cách an toàn và trọn vẹn hơn nhé.
2. Lợi ích và tác hại của việc massage chân khi mang thai
Hiện nay, việc massage chân không đem lại tác hại gì cho bà bầu, mặt khác nếu chúng ta biết massage chân đúng cách nó còn mang lại nhiều lợi ích như sau:
2.1 Về mặt thể trạng: Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tích tụ nhiều chất lỏng dư thừa, đồng thời tử cung cũng lớn dần gây áp lực lên các tĩnh mạch khiến máu không lưu thông ổn định dẫn đến sưng phù chân và dễ bực tức vì đau mỏi,… những cảm giác tiêu cực này dễ ảnh hưởng đến những người thân xung quanh. Cho nên, việc massage chân sẽ giúp mẹ bầu được giảm cơn đau nhức rất hiệu quả.
2.2 Về mặt tinh thần: Tinh thần là một thứ cực quan trọng trong đời sống, nhất là những bà mẹ đang mang thai. Mẹ bầu thì tinh thần đôi khi bất ổn, khó chịu, dễ cáu gắt,…Vì thế người thân, gia đình đặc biệt là người chồng phải biết cách điều hòa, sẵn sàng tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực bằng lời nói hoặc hành động nhỏ như việc massage chân cho vợ mình mỗi tối. Đây cũng là cách massage chân tại nhà giúp mẹ bầu giải tỏa được tâm lý căng thẳng, tâm trạng vui vẻ được đánh giá là liều thuốc lý tưởng nhất cho sức khỏe của mẹ cả mà và bé, giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
2.3 Tốt cho thai nhi: Có một nghiên cứu rằng khi bạn massage chân bà bầu thì thai nhi trong bụng cũng cảm nhận được và có những phản ứng bằng cách di chuyển trong bụng mẹ. Vì thế khi mẹ bầu giữ được sức khỏe ổn định, tinh thần vui vẻ thì bé con trong bụng sẽ có những kết nối mạnh mẽ với mẹ bầu. Từ đó bé sinh ra khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và hạn chế được những tình trạng sinh non, nhẹ cân.
3. Những lưu ý cần biết khi massage chân cho mẹ bầu
Những mẹ bầu có dấu hiệu sinh non, tiền sản giật, huyết áp cao hay có nguy cơ bị rối loạn máu đông, tiểu đường thai kỳ hoặc có các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) thì không nên thực hiện massage. Mặt khác, có 3 điểm bấm huyệt mà phụ nữ có thai nên tránh.
- Huyệt tam âm giao (SP6): huyệt SP6 nằm trên mắt cá trong, chiều rộng khoảng ba ngón tay, tính từ trên xương mắt cá trong. Khu vực này được cho là có tác dụng kích thích vùng bụng dưới.
- Huyệt UB60: huyệt này nằm sau xương mắt cá chân ở mặt ngoài của chân. Xoa bóp khu vực này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dạ.
- Huyệt UB67: huyệt nằm trên góc của ngón chân út, ngay gần móng chân. Massage ở đây có tác dụng làm tăng các cơn co thắt khiến thai phụ có nguy cơ sinh non.
Nếu bạn gặp phải những trường hợp trên những dấu hiệu như: buồn nôn, mất thị lực, chân bị phù và cân nặng tăng đột ngột,… thì bạn chỉ nên massage khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, còn nếu không thì tuyệt đối dừng massage chân cho bà bầu, nếu không sẽ rất dễ gây ra tác dụng ngược đấy nhé. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên massage để tránh bị sảy thai.
4. Một số bài tập massage chân cho mẹ bầu an toàn tại nhà
4.1 Massage các ngón chân
Ngón chân là bộ phận chịu nhiều áp lực nặng nề từ cơ thể. Vì vậy bà bầu sẽ thường xuyên bị đau nhức các khớp. Việc xoa bóp các ngón chân sẽ giúp khớp xương giảm sưng và đau mỏi. Dùng bàn tay xoa bóp liên tục, đều đặn dọc bàn chân. Tiếp đó là massage nhẹ từng ngón chân. Trong 30 giây, sử dụng ngón tay cái xoa bóp nhẹ nhàng những vị trí nhiều thịt ở sau mỗi ngón chân. Sau đó, dùng ngón tay cái và ngón trỏ túm nhẹ ngón chân út. Phần bàn tay còn lại giúp giữ cố định ở ngón chân cái. Thực hiện thao tác trên với 5 ngón chân rồi đổi sang bàn chân khác.
4.2 Xoa bóp lòng bàn chân
Massage lòng bàn chân có thể giúp đả thông kinh mạch. Vì vậy mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái và thư giãn. Giữ lòng bàn chân bằng cả hai tay. Ấn phần đầu ngón tay cái từ từ dọc theo chiều dài của lòng bàn chân, từ gót chân cho đến ngón chân. Sau đó, dùng tay ấn nhẹ lên các điểm ở gan bàn chân.
4.3 Massage vùng mắt cá chân
Phần mắt cá chân chứa khá nhiều huyệt vị. Vì vậy trong quá trình xoa bóp mắt cá chân mẹ bầu phải đặc biệt cẩn thận. Nếu lỡ ấn huyệt sai thì sẽ dẫn đến co thắt cơ trơn hoặc sinh non. Dùng bàn tay xoay tròn liên tục nhiều lần quanh mắt cá. Trải rộng lòng bàn tay và cào nhẹ vào lớp da ở phần trên, dưới mắt cá chân. Sau đó, ấn nhẹ nhàng dọc từ mắt cá tới các ngón chân. Thực hiện mỗi động tác từ 3 – 5 phút.
4.4 Xoa bóp gót chân
Tương tự như ngón chân, gót chân cũng phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể. Vì thế nên bộ phận này rất dễ bị tổn thương. Dùng hai tay để ôm bàn chân. Tập trung massage vào phần gót bằng cả hai ngón tay cái. Đặc biệt cần xoa bóp chỗ vòng cong và phần thịt đệm ở gần các ngón. Thực hiện thao tác theo vòng tròn nhỏ và ấn nhẹ vào vùng thịt đệm. Massage tương tự tại chỗ cong và phần gót của bàn chân.
Massage chân cho bà bầu là một phương án chăm sóc sức khỏe rất tốt, bằng tay thủ công hoặc bằng các thiết bị massage như: bồn ngâm chân massage và máy massage chân tại nhà cũng đều mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên để tốt nhất cho mẹ và bé, bạn nên cần đến sự tư vấn của các y bác sĩ để xem xét thời điểm này có phù hợp để massage chân hay không? Bản thân có đang bị mắc những căn bệnh trên? Hoặc khi mua các thiết bị cũng cần tham vấn các chuyên gia để hướng dẫn sử dụng chương trình massage phục vụ cho bà bầu. Hy vọng bài viết trên có thể gỡ rối về vấn đề massage chân cho các mẹ bầu hiện nay!
Xem thêm các bài viết liên quan:
MASSAGE CHÂN VÀ 12 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CHO SỨC KHỎE
NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG VÀ 9 LỢI ÍCH CỰC TỐT CHO CƠ THỂ
MỘT TUẦN NÊN NGÂM CHÂN MẤY LẦN ĐỂ TỐT CHO SỨC KHỎE?